Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm xúc lành mạnh, thơ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về con người về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ. Vì vậy nó góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ. Nhờ đó trẻ nảy sinh năng lực tự hoạt động nghệ thuật khi tiếp xúc với thơ ca. Chính vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ qua các hoạt động thơ ca là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, ngay từ đầu năm học giáo viên quan tâm và đầu tư cho hoạt động “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” đặc biệt là “thơ”. Nó giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc. Đối với tôi thì việc đọc diễn cảm có nghệ thuật các tác phẩm văn học có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn. Qua đó trẻ tái tạo lại bằng hình ảnh những gì đã nghe được và gợi lên ở trẻ những tình cảm, cảm xúc nhất định. Điều đó làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của trẻ.
Cô đọc bài thơ diễn cảm, nghệ thuật cho trẻ nghe để gợi cảm xúc thẩm mĩ, giúp trẻ ghi nhớ bài thơ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm. Cô tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tập thể, nhóm, cá nhân.
Dưới đây là 1 số hình ảnh trong giờ học thơ: “Bé tập đi xe đạp”.