Các bé lớp 5TA1 sáng tạo với những bức tranh được in từ đôi bàn tay
Việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt, rèn tố chất khéo léo.
Đặc điểm tạo hình ở trường mầm non giúp cho trẻ tiếp xúc, làm quen với cuộc sống xung quanh nhằm tạo ra các “tác phẩm” bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của bản thân trẻ. “Tác phẩm” của trẻ sẽ không “chỉnh chu”, không giống thật, màu sắc có thể tự do theo ý thích có thể không như thực ngoài đời nhưng lại ngộ nghĩnh, đôi khi lại rất “động”, có tính biểu cảm. Qua quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mĩ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sự sắp xếp không gian…) nhận ra được những nét độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.
Hoạt động tạo hình luôn là một hoạt động trẻ mầm non nói chung và các bé lớp A1 nói riêng rất yêu thích. Các con được thỏa sức sáng tạo, được tạo ra những sản phẩm ngộ nghĩnh, đáng yêu, được ngắm nhìn những sản phẩm của mình và chia sẻ, khoe với bạn bè, người thân. Đến với bài hoạt động tạo hình “In hình bàn tay” các bé lớp A1 đã sáng tạo ra những sản phẩm mang màu sắc riêng, ngộ nghĩnh được in ra từ chính đôi bàn tay nhỏ xinh của mình.
Sau đây là một số hình ành trong giờ hoạt động tạo hình “In hình ban tay” của các con.
Tác giả: Mai Thị Hà