Hoạt động tham dự thao giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương lớp 3TC2
Như chúng ta cũng đã biết, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất. Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng không chỉ mang lại một cơ thể dẻo dai, hình thể lý tưởng mà còn tác động đến tinh thần, cho bạn luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Đặc biệt, các trẻ ở lứa tuổi mầm non lại cần điều này hơn hết. Giáo dục thể chất là quá trình hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái và chức năng, giúp hình thành các kỹ năng cơ bản, nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của trẻ. Đối với trẻ 3-4 tuổi, các hoạt động thể chất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển một cách toàn diện của trẻ. Những trò chơi vận động không chỉ giúp các bé phát triển thể chất mà còn nâng cao trí thông minh một cách hiệu quả. Phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, không chỉ giúp cho các bé học tập và vui chơi hiệu quả, mà thông qua đó, các bé sẽ có tinh thần vui tươi hơn mỗi ngày. Đặc biệt, khi trẻ chơi cùng nhau, các bé sẽ hòa nhập với nhau hơn, đảm bảo tâm lý phát triển bình thường, hạn chế được tâm lý tự kỉ thường gặp ở trẻ. Thêm nữa, nhờ các hoạt động thể chất, trẻ mầm non có thể bước đầu hình thành một số thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề. Giáo viên có thể kết hợp hoạt động với các hoạt động lao động như cho trẻ tham gia chuẩn bị và thu dọn dụng cụ trong các buổi tập, tự thay đồ… Những công việc đó sẽ làm trẻ thấy yêu và hứng thú hơn với lao động.
Trẻ mầm non luôn cảm thấy thích thú khi được tham gia các hoạt động thể dục thú vị. Hãy học cách lồng ghép các trò chơi vào những bài tập luyện để tạo cảm hứng vui chơi cho trẻ mà vẫn đảm bảo hiệu quả về rèn luyện thể chất.
Dưới đây là 1 số hình ảnh của các bé lớp 3 Tuổi C2 trong hoạt động vận động
“ Bước lên, xuống bậc cao 30 cm ” kết hợp chơi trò chơi: “ Chuyền bóng”